Thứ Năm, 20 tháng 4, 2023

Top 5 sách nhân sự dành cho người mới bắt đầu bạn nên biết

  Bạn là sinh viên nhân sự mới ra trường hay người mới chuyển ra vị trí HR và bạn đang tìm kiếm những cuốn sách hay để đọc. Vậy thì đừng bỏ qua top 5 quyển sách nhân sự dưới đây nhé!

1. Tương Lai Của Nghề Quản Trị Nhân Sự

Cuốn sách nhân sự này sẽ xem xét các thách thức, xu hướng và nhu cầu sẽ quyết định tương lai của Nhân sự. Đây là một tác phẩm đồng phát hành của John Wiley & Son Inc., và Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực (SHRM). Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực là Hiệp hội lớn nhất trên thế giới tập trung vào vấn đề Quản lý nguồn nhân lực, đại diện cho hơn 190,000 thành viên cá nhân.

"Tương lai của nghề quản trị nhân sự" tập hợp một loạt chuyên gia nổi tiếng trên thế giới lại với nhau, mỗi người viết một bài về tình hình ngành nhân sự ngày nay và những thay đổi sẽ xảy ra trong những năm tiếp theo. 

2. Quản Trị Nguồn Nhân Lực 

“Quản trị nguồn nhân lực” là sách nhân sự cơ bản dành cho những người mới bắt đầu làm nhân sự được viết bởi PGS.TS. Trần Kim Dung. 

Tác phẩm sẽ phù hợp với các giám đốc, nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm tối ưu hóa hoạt động; nhân viên thực thi công việc; các chuyên gia nhân sự tư vấn, hỗ trợ các giám đốc; người lao động không thuộc sự quản lý của nhà quản trị nhân sự.

3. Blog Nhân Sự (quyển 1 và quyển 2)

Sách nhân sự quyển 1 và 2 là tập hợp những bài viết của anh về trải nghiệm nghề nhân sự được chỉnh lại từ hơn nghìn bài trên blognhansu.net. Quyển 1 dành cho các bạn sinh viên nhân sự mới ra trường và Quyển 2 dành cho các anh chị em mới chuyển sang vị trí Hr.

Đây sẽ là những chỉ dẫn khá tốt dành cho mọi người khi đặt câu hỏi muốn tiếp cận nghề như thế nào. Mặc dù, sách viết về chủ đề học thuật nhưng cả 2 quyển được diễn giải theo dạng nhật ký. Cho nên dễ hiểu, dễ đọc và dễ áp dụng.

4. Nguồn Nhân Lực Trong Thời Đại 4.0

Cuốn sách nhân sự của Ravin Jesuthasan & John Boudreau sẽ phân tích bức tranh nghề nghiệp trong tương lai. Mặc dù vậy, hai vị tác giả không đi sâu vào câu hỏi “Những công việc nào sẽ bị thay thế bởi sự tự động hóa” mà đi tìm một phương thức linh hoạt, chính xác và có thể áp dụng được ngay để kết hợp tối ưu giữa con người và máy móc trong tổ chức.

5. Phát Triển Kỹ Năng Lãnh Đạo

Nếu bạn mơ ước trở thành nhà lãnh đạo, John C. Maxwell sẽ giúp bạn phát triển hình ảnh, giá trị và những động lực cần có của một nhà lãnh đạo thành công. Hãy làm giàu kiến thức về lãnh đạo của bạn với “Phát triển kỹ năng lãnh đạo”. Những nguyên tắc mà ông đưa ra sẽ mang đến những thay đổi tích cực trong công việc và cuộc sống của bạn.

Lời kết: Nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu về nhân sự hoặc muốn củng cố kiến thức thì hãy tham khảo top 5 cuốn sách nhân sự này nhé! Sẽ rất hữu ích và thú vị đấy. 

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2023

Review sách Blog nhân sự của tác giả/chuyên gia Nguyễn Hùng Cường

Với sứ mệnh "quản trị tri thức cho cộng đồng nhân sự", Nguyễn Hùng Cường đã bắt đầu và phát triển nhiều dự án ý nghĩa như sách Blog nhân sự hay các khóa học nhân sự. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu về sách "Blog nhân sự" nhé! 

1. Quyển 1 “Nghề nhân sự, liệu có kiếm đủ tiền để xây nhà ở Hà Nội?” và Quyển 2 “Mới chuyển sang vị trí nhân sự nên bắt đầu từ đâu?”

Với quyển 1 và quyển 2, người đọc sẽ được thấy những bài viết của Nguyễn Hùng Cường về trải nghiệm nghề nhân sự được góp nhặt từ hơn nghìn bài trên Blognhansu.net. Sách Blog nhân sự quyển 1 dành cho sinh viên mới vào nghề và quyển 2 sẽ dành cho các anh chị em mới chuyển sang vị trí nhân sự.

Bạn đang tự hỏi “muốn tiếp cận nghề như thế nào” thì đây chính là những chỉ dẫn khá tốt. Mặc dù, sách viết về chủ đề học thuật nhưng cả hai quyển được diễn giải theo dạng nhật ký chứa đựng những băn khoăn, trải nghiệm và suy nghĩ của tác giả trên hành trình làm nghề HR nên dễ hiểu, dễ đọc.

Không chỉ vậy, Sách Blog nhân sự còn dành cho những người muốn nhìn lại con đường nghề, đánh giá lại bản thân và tìm ra những thủ thuật mới khi tiến hành những công việc đã thân thuộc với mình. Nên đọc sách quyển 1 và quyển 2 để chiêm nghiệm và suy ngẫm là một lời khuyên khá tốt với tất cả những ai muốn gắn bó với nghề này. 

2. Quyển 3 “Nghề tuyển người (3T) - Ác mộng nghề Tuyển dụng”

Sách Blog nhân sự quyển 3 là phần 1 của câu chuyện về Nghề tuyển dụng trong doanh nghiệp với các vui buồn, kinh nghiệm và lý thuyết. Mặc dù là truyện nhưng tác giả vẫn phân chia thành 3 chương để người đọc có thể nắm được toàn bộ mạch và sự kết nối giữa thực tế và lý thuyết.

3. Quyển 4 “CEO & Quản trị Nhân sự”

Với quyển 4, tác giả tập hợp hơn 50 bài viết dành cho CEO để tìm hiểu các vấn đề về Quản trị nhân sự. Người đọc sẽ được nhìn một bức tranh lớn tổng thể và sau đó đi vào từng chi tiết của bức tranh đó. Tuy nhiên, CEO không phải là một HRM nên các bài viết khá dễ hiểu và có tính ứng dụng cao.

4. Quyển 5 “Tái tạo Nhân sự - Nâng cấp hệ thống Quản trị hiệu suất tổ chức theo BSC và KPI”

Quyển 5 viết theo dạng blog (tản văn) tập hợp các bài viết. Mỗi bài viết trong đó sẽ giúp người đọc dễ hiểu và giải quyết một vấn đề nào đó. Làm sao để “tái tạo hệ thống Quản trị hiệu suất theo phương pháp BSC mix JD - KPI”? Sách Blog nhân sự quyển 5 sẽ trả lời câu hỏi khó này. 

Lời kết: Mỗi quyển sách sẽ là một chủ đề khác nhau dành cho người làm nhân sự. Bạn có thể tham khảo nếu đang gặp phải những vấn đề nhé! 

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023

MBP là gì? MBP có gì khác với MBO?

Bên cạnh quản trị theo mục tiêu (MBO), quản trị theo quy trình (MBP) cũng là một phương pháp quản lý công việc phổ biến. Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé! 

1. Quản trị theo quy trình (MBP) là gì? 

MBP (Manage by process) hay quản trị theo quá trình là phương pháp quản lý dựa theo việc phân loại cách hoạt động theo các quá trình. Phương pháp MBP giúp các nhà quản trị xây dựng kế hoạch kiểm soát quy trình, kế hoạch kiểm tra, đo lường theo kế hoạch kiểm soát quy trình và kế hoạch kiểm tra thử nghiệm.

Bản chất của phương pháp này là quản lý công việc theo một chu trình đã được phân tích và quy định quản lý kỹ lưỡng. MBP gần như trái ngược với MBO và thực chất đây chính là nền tảng của các hệ thống quản lý chất lượng ISO.

2. Lợi ích của phương pháp MBP 

Thứ nhất, kiểm soát liên tục dòng chảy của công việc và các hoạt động trong doanh nghiệp.

Thứ hai, phát hiện và khắc phục nhanh chóng lỗi sai do thông tin được truyền tải nhanh giữa các bộ phận, phòng ban. 

Thứ ba, tạo điều kiện cho tất cả thành viên trong doanh nghiệp tham gia cải tiến chất lượng.

Thứ tư, các quy trình xử lý công việc tạo điều kiện để áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản trị. 

Thứ năm, xây dựng các tài liệu phục vụ cho doanh nghiệp một cách hệ thống. 

Thứ sáu, kiểm soát được chi tiết việc thực hiện công việc thông qua xây dựng lưu đồ quy trình, xác định các điểm kiểm soát cụ thể. 

3. MBP có gì khác với MBO? 

Quản trị doanh nghiệp nói chung thường phân chia theo hai cách là quản trị theo quy trình (MBP) và quản trị theo mục tiêu (MBO). Bởi vì mỗi cách quản trị đều có những ưu và nhược điểm riêng nên doanh nghiệp thường lựa chọn kết hợp hai phương pháp để đạt được hiệu quả cao. 

Lời kết: Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời câu hỏi MBP là gì, cũng như, chia sẻ cho bạn về mối quan hệ giữa hai phương pháp quản trị MBO và MBP phổ biến trong doanh nghiệp. 

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

Những điều cần biết về MBO (quản lý theo mục tiêu)

MBO là một công cụ quản trị hữu ích bên cạnh BSC hay KPI. Trong bài viết này cùng tìm hiểu về MBO xem có gì thú vị nhé! 

1. Khái niệm quản trị theo mục tiêu (MBO) 

Quản trị theo mục tiêu/quản lý theo mục tiêu trong tiếng Anh là Management By Objectives (viết tắt "MBO"). Nghĩa là quản trị thông qua việc xác định mục tiêu cho từng nhân viên và hướng hoạt động cho người lao động vào việc thực hiện để đạt được các mục tiêu đã được thiết lập.

Nhìn chung, MBO là một hệ thống quản trị liên kết mục tiêu của tổ chức với kết quả công việc của từng cá nhân và sự phát triển của tổ chức với sự tham gia của tất cả các cấp bậc quản trị. 

2. Mục đích của MBO là gì? 

Mục tiêu của MBO là gia tăng kết quả hoạt động của tổ chức bằng việc đạt được các mục tiêu của tổ chức thông qua mục tiêu của nhân viên. Không chỉ vậy, MBO khuyến khích việc mở rộng sự tham gia của mọi thành viên trong quá trình xác định mục tiêu làm việc thay vì chỉ có một số ít lãnh đạo cấp cao. 

Nhân viên không chỉ hiểu rõ những mục tiêu, định hướng của doanh nghiệp mà còn nhân thức rõ vai trò và trách nhiệm của họ trong quá trình đạt được mục tiêu. Cũng như, có quyền lựa chọn hành động và mục tiêu nên họ có nhiều khả năng để thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. \


3. Lợi ích và hạn chế của MBO (quản lý theo mục tiêu) 

3.1 Lợi ích của MBO 

# Thúc đẩy việc lập kế hoạch 

Thực hiện công tác quản lý theo MBO giúp doanh nghiệp xác định chính xác mục tiêu và phát triển đúng hướng. Bên cạnh đó, các mục tiêu quản lý thúc đẩy nhà quản trị quan tâm đến kết quả hơn cách làm việc như thế nào. 

# Tạo ra cam kết và động lực 

Tất cả cấp dưới được yêu cầu tham gia vào quá trình thiết lập công cụ đánh giá định hướng và hiệu suất. Điều này giúp doanh nghiệp đi đúng hướng hơn và có sự cam kết, đồng thuận giữa các bộ phận. Từ đó, công việc trở nên hiệu quả hơn. 

# Nâng cao tinh thần cộng tác

MBO giúp tổ chức xác định điều hướng mục tiêu cá nhân tới các mục tiêu chung. Để tạo và xác thực các hiệu ứng, mỗi cá nhân phải có vai trò nhất định trong doanh nghiệp. Nhờ vậy, các công ty có thể dễ dàng kết nối phòng ban, bộ phận khác nhau để nâng cao hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp. 



# Đánh giá và kiểm định công bằng

Quản trị theo mục tiêu giúp doanh nghiệp dễ dành đánh giá hiệu suất của mỗi thành viên dựa theo định hướng công việc. MBO cũng cho phép các tổ chức đánh giá công bằng theo kết quả khách quan và thực tế. 

# Nâng cao nhân sự 

Bên cạnh đó, MBO thúc đẩy quản lý và phát triển nhân viên tự học hỏi. Khi sử dụng cách tiếp cận này, nhà quản trị sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệp và tư duy cũng sẽ thay đổi theo. Vì vậy, quyền kiểm soát và điều hành sẽ được nâng cao. 

3.2 Hạn chế của MBO 

Dưới đây là một số nhược điểm của MBO: 

- Sự thay đổi của môi trường có thể dẫn tới mục tiêu đã được thiết lập không còn phù hợp và phải thay đổi liên tục. 

- Sẽ tốn thời gian do việc xác định mục tiêu phải đạt trên cơ sở đồng thuận ở mỗi cấp độ quản trị. 

- Những hạn chế bởi vì tính cứng nhắc của tổ chức do ngần ngại hay thay đổi mục tiêu.

- Gặp khó khăn khi xác định mục tiêu và yêu cầu cho những công việc hay vị trí công việc cao cấp, những công việc khó định lượng hiệu quả như tham mưu, tư vấn, …


Thứ Năm, 30 tháng 3, 2023

Điểm danh 5 sai lầm dễ gặp phải khi xây dựng KPI

KPI được biết đến là một trong những công cụ quản trị, đo lường hiệu quả. Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng KPI nhưng gần 90% trong số đó vẫn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Không phải họ không biết cách làm KPI mà do gặp phải những sai lầm. 

Truyền đạt KPI chưa đúng cách 

Một vấn đề thường thấy trong một số doanh nghiệp là việc quản lý giao KPI cho nhân viên nhưng không lý giải cho họ hiểu tại sao phải thực hiện những điều đó. Mục đích là điều cực kỳ quan trọng, vừa là định hướng vừa là động lực để hành động. Chỉ đưa ra yêu cầu hành động mà thiếu mục tiêu sẽ khiến nhân viên rơi vào trạng thái mất phương hướng.

Hơn thế, truyền đạt KPI chưa hiệu quả có thể do nhân viên thiếu nền tảng tư duy về KPI. Lãnh đạo là người xây dựng KPI nhưng nhân viên mới là người thực thi nó. Nếu không có sự kết nối giữa tư duy người xây dựng và người thực hiện thì KPI có hoàn hảo như thế nào cũng chỉ là con số mà thôi. 

Xây dựng các chỉ tiêu KPI bất khả khi

Xây dựng KPI “bất khả thi” không gắn với thực tế chính là một trong những sai lầm mà các doanh nghiệp hay gặp phải. Có một số doanh nghiệp đưa ra các chỉ tiêu không phù hợp và giao cho đội ngũ thực hiện nhưng hoàn toàn không để ý đến tính khả thi của nó. Điều này dẫn tới những chỉ tiêu vượt quá năng lực của đội ngũ khiến nhân viên phải cố gắng thực hiện.

Xây dựng KPI không gắn với mục tiêu chiến lược

KPI là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu suất của cá nhân hay bộ phận trong doanh nghiệp. Hiểu đơn giản KPI là công cụ đo lường hỗ trợ việc thực hiện và kiểm soát quá trình thực hiện các mục tiêu sao cho hiệu quả nhất. Nhưng đôi khi, cách hiểu KPI chỉ là một công cụ đo lường khiến nhiều doanh nghiệp chỉ đưa ra những con số và yêu cầu nhân viên thực hiện mà không dựa trên mục tiêu chiến lược.

Đây là một sai lầm khi xây dựng KPI cho doanh nghiệp thường thấy nhất. Điều này dẫn đến việc nhân viên chỉ làm việc cho có để đáp ứng những con số được đưa ra nhưng chưa hoàn thành mục tiêu doanh nghiệp. 

Xây dựng KPI nhưng không thực thi KPI

Có những doanh nghiệp cho nhân viên tham gia các khóa học về KPI để xây dựng KPI một cách bài bản. Nhưng vấn đề là khi họ đã xây dựng được hệ thống KPI thì lại không có người cụ thể đứng ra thực hiện và không có người chịu trách nghiệm quản lý, giám sát KPI. 

Xây dựng KPI “độc nhất”

Như bạn cũng biết, có rất nhiều công cụ hỗ trợ doanh nghiệp quản trị và thực thi chiến lược. Mặc dù KPI là một trong những công cụ phổ biến nhưng công cụ nào cũng có ưu và nhược điểm riêng. Sai lầm mà các doanh nghiệp hay gặp phải khi xây dựng KPI là không tìm hiểu và ứng dụng thêm các công cụ quản trị khác như BSC, OKR, MBO, ...


Việc tìm hiểu về các công cụ khác sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan, so sánh để hiểu rõ ưu - nhược điểm của từng công cụ. Qua đó, phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm cũng như phối hợp sử dụng các công cụ sao cho hiệu quả. 


Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

Ưu và nhược điểm của BSC, bạn có biết?

Là một công cụ quản trị hữu ích, BSC cũng có những rủi ro nhất định. Trong bài viết hôm nay, cùng chúng mình tìm hiểu ưu và nhược điểm của Thẻ điểm cân bằng (BSC) nhé. 

1. Ưu điểm của BSC

BSC giúp lập kế hoạch chiến lược tốt hơn 

BSC là một phương pháp giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược tốt hơn. Thẻ điểm cân bằng cung cấp một khuôn khổ mạnh mẽ để xây dựng và truyền đạt các chiến lược trong doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh được mô tả trong bản đồ chiến lược giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về nguyên nhân và kết quả giữa các chiến lược.

BSC giúp liên kết các phòng ban và bộ phận trong tổ chức

Khi được triển khai chính xác, tất cả các phòng ban, bộ phận phải phù hợp với chiến lược chung và thẻ điểm cân bằng tạo điều kiện cho quá trình này. Với cấu trúc BSC, bạn có thể liên kết các mục tiêu quan trọng của bộ phận với công ty, của công ty con với công ty mẹ.

BSC giúp cải thiện giao tiếp và quá trình triển khai chiến lược kinh doanh

Cải thiện giao tiếp và thực thi chiến lược chính là ưu điểm khi ứng dụng BSC trong doanh nghiệp. Thẻ điểm cân bằng mang đến cái nhìn về chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp dễ dàng truyền đạt nội dung chiến lược bên trong cũng như bên ngoài.

BSC giúp cải thiện báo cáo hiệu suất

Thẻ điểm cân bằng còn được áp dụng để thiết kế các báo cáo hiệu suất và trang tổng quan. Điều này đảm bảo rằng các báo cáo quản lý tập trung vào các vấn đề chiến lược quan trọng của tổ chức. Hơn thế, BSC giúp công ty giám sát việc thực hiện các kế hoạch đã đặt ra.

BSC giúp tổ chức và điều phối tốt hơn

BSC hỗ trợ các tổ chức điều chỉnh cơ cấu bộ máy sao cho phù hợp với mục tiêu chiến lược kinh doanh đã đề ra. Để thực hiện tốt kế hoạch, doanh nghiệp cần đảm bảo tất cả các phòng ban, nguồn lực và các chức năng hỗ trợ đều làm việc hướng tới mục tiêu chung. Áp dụng Thẻ điểm cân bằng vào các đơn vị đó sẽ giúp liên kết chiến lược với các hoạt động tốt hơn.


BSC giúp quản lý thông tin tốt hơn

Phương pháp này có thể giúp doanh nghiệp thiết kế các chỉ số hiệu suất chính cho những mục tiêu chiến lược khác nhau. Qua đó, đảm bảo doanh nghiệp đang đo lường những gì thực sự quan trọng. Nghiên cứu cho thấy, các tổ chức áp dụng thẻ điểm cân bằng có xu hướng báo cáo thông tin quản lý chất lượng cao hơn và ra quyết định tốt hơn.

2. Nhược điểm của BSC 

BSC có thể là một khuôn khổ áp đảo 

Mohan Nair từng nói: “Thẻ điểm cân bằng (BSC) dựa trên quan điểm khá vững chắc, nhưng nó là công cụ đo lường yếu, không linh hoạt. Các tiêu chí đo lường của BSC rộng và bao gồm quá nhiều yếu tố đặc trưng trong tổ chức. Do đó, kết quả đo lường có thể bị phân tán và thiếu tập trung”.

BSC gặp vấn đề khi quản lý thủ công

Nhiều tổ chức cố gắng quản lý thẻ điểm cân bằng (BSC) trên Excel, PowerPoint và cuối cùng bỏ đi. Việc quản lý BSC trong Excel có thể dẫn đến các vấn đề về độ chính xác hay vấn đề kiểm soát phiên bản, ...

Bên cạnh đó, Excel là một công cụ miễn phí, có một số chi phí ẩn. Khi những điều này xảy ra, ban lãnh đạo có thể xem BSC là vấn đề thay vì công cụ hữu ích. 

BSC đòi hỏi sự hỗ trợ mạnh mẽ từ người lãnh đạo để thành công

Bạn có thể gặp rắc rối với thẻ điểm cân bằng nếu ban lãnh đạo không tin BSC là một lựa chọn khả thi hoặc đơn giản là họ không thích hoặc không hiểu cấu trúc của nó. 

Điều quan trọng phải nhớ là BSC yêu cầu một quá trình liên tục và không phải là một dự án với ngày kết thúc cụ thể. Nếu bạn đang xây dựng thẻ điểm BSC và sau đó quay lại công việc thường ngày thì đảm bảo quy trình đó sẽ không hoạt động.


BSC có vẻ cứng nhắc đối với cách bạn quản lý

Đôi khi, việc chuyển sang quy trình BSC có thể gây nhầm lẫn trong một số tổ chức. Thay vì dành thời gian để thích nghi, nhiều nhà quản trị nhanh chóng quyết định loại bỏ BSC và trở lại con đường cũ.

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

Gợi ý 12 phương pháp đánh giá hiệu suất nên biết

Trong bài viết này, cùng chúng tôi điểm qua 12 phương pháp đánh giá hiệu suất phổ biến nhất hiện nay nhé. Không biết doanh nghiệp bạn đang sử dụng phương pháp nào? 

Phương pháp Thẻ điểm cân bằng (BSC) 

Phương pháp đánh giá hiệu suất Thẻ điểm cân bằng (BSC) là xây dựng một hệ thống kế hoạch và quản trị về mặt chiến lược. Mục đích của BSC là định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn, chiến lược của tổ chức, theo dõi hiệu quả vận hành của doanh nghiệp so với mục tiêu ban đầu đã đề ra.

Phương pháp OKR 

OKR (Objectives and Key Results) là phương thức quản lý biến thế của Quản lý theo mục tiêu với mục đích kết nối tổ chức, bộ phận và cá nhân để đảm bảo tất cả thành viên trong tổ chức đi theo đúng hướng. 

Phương pháp KPI 

Phương pháp KPI đưa ra một bộ chỉ tiêu có thể đo lường hiệu quả, để có căn cứ lên kế hoạch cho những mục tiêu sau. Thông qua đó, đưa ra sự so sánh và đánh giá mức độ thay đổi hiệu suất dựa vào từng giai đoạn.

Phương pháp thang đánh giá đồ thị (Graphic Rating Scales)

Phương pháp đánh giá hiệu suất Graphic Rating Scales là một hình thức nhà quản lý kiểm tra, theo dõi mức độ hiệu quả công việc dựa vào 3 hoặc 5 cấp độ từ rất kém, kém, bình thường, tốt đến rất tốt . Được biết đây là phương pháp lâu đời và được sử dụng nhiều nhất để đánh giá kết quả công việc của người lao động.

Phương pháp xếp hạng danh phục (Weighted Checklist Methods)

Với phương pháp đánh giá này, mức độ thực hiện công việc được đánh giá dựa theo một danh sách đầu mục liệt kê hành vi thể hiện sự hiệu quả hay không hiệu quả đã được chuẩn bị trước đó.

Phương pháp xếp hạng hiệu suất công việc (Performance Ranking Method)

Xếp hạng hiệu suất là phương pháp đánh giá hiệu suất từ kém nhất đến tốt nhất. Thông qua kết quả so sánh, nhà quản lý sẽ dễ dàng theo dõi, quan sát được hiệu quả làm việc của nhân viên dựa trên một số tiêu chí cụ thể. 

Phương pháp quản lý theo mục tiêu MBO (Management by Objective)

MBO là một cách thức trong đó nhà quản lý đặt ra những mục tiêu cho nhân viên, định kỳ đánh giá, theo dõi hiệu suất và có khen thưởng/xử phạt theo kết quả.

Phương pháp xếp hạng theo phân phối định sẵn (Forced Ranking)

Đây là phương pháp đánh giá để xếp hạng nhân viên theo thứ tự như đã quy định từ trước. Nhờ kết quả của Forced Ranking mà nhà quản lý có căn cứ để trọng dụng đúng người, tránh bỏ lỡ người tài.

Phương pháp phân phối bắt buộc (Incident Method)

Incident Method đánh giá nhân viên trên cơ sở bắt buộc nhất định. Ưu điểm của Incident Method là bắt buộc quản lý phải ra quyết định, đánh giá chính xác năng lực thực của nhân viên. Đồng thời, nâng cao năng lực, hiệu quả làm việc của người lao động.

Nhưng phương pháp đánh giá này cũng có những nhược điểm như vô tình làm tăng sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa nhân viên, làm giảm đi sự hợp tác và ảnh hưởng đến tinh thần làm việc.

Phương pháp đánh giá 360 độ (360 Feedback)

Phương pháp đánh giá hiệu suất 360 độ không chỉ dành cho cấp trên đánh giá cấp dưới mà còn là sự đánh giá của cấp dưới cho cấp trên, người đồng cấp, bên thứ ba (khách hàng lâu năm, nhà cung cấp, …) đánh giá.