Không còn quá xa lạ với những người làm nhân sự, ASK được biết đến là môt mô hình đánh giá chuẩn quốc tế được sử dụng phổ biến hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu về mô hình ASK rõ hơn trong bài viết này nhé!
1. Mô hình ASK là gì?
ASK là viết tắt của Attitude - Skill - Knowledge, là mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp được sử dụng phổ biến trên thế giới. Từ những ý tưởng nền tảng của Benjamin Bloom (1956), mô hình ASK giờ đây đã được chuẩn hóa thành một công cụ đánh giá năng lực nhân sự, gồm 3 yếu tố cốt lõi:
+ Knowledge (Kiến thức): thuộc về năng lực tư duy, là hiểu biết của mỗi cá nhân có được sau quá trình giáo dục - đào tạo, đọc hiểu phân tích và ứng dụng. Ví dụ: kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, …
+ Skill (Kỹ năng): thuộc về kỹ năng thao tác, là khả năng biến kiến thức có được thành hành động, hành vi cụ thể trong quá trình làm việc của cá nhân. Ví dụ: kỹ năng quản trị rủi ro, kỹ năng tạo sự ảnh hưởng, …
+ Attitude (Thái độ/Phẩm chất): thuộc về phạm vi tình cảm, cảm xúc, là cách cá nhân tiếp nhận và phản ứng lại với thực tế, cũng như thể hiện thái độ và động cơ với công việc. Ví dụ: nhiệt huyết, trung thực, kiên trì, …
2. Vai trò của mô hình ASK đối với doanh nghiệp
2.1 Mô hình ASK giúp sàng lọc ứng viên khi tuyển dụng
Trong mô hình ASK có một hay một số kiến thức/kỹ năng/thái độ được coi là bắt buộc đối với vị trí tuyển dụng. Sàng lọc CV chính là bước đầu tiên mà mô hình ASK giúp doanh nghiệp. Bộ phận nhân sự sẽ thống nhất để xây dựng khung năng lực cho từng vị trí tuyển dụng, bao gồm: tên vị trí, bản mô tả công việc, năng lực, …
Khi có CV của ứng viên, hãy duyệt chúng dựa trên cơ sở khung năng lực đã xây dựng. Doanh nghiệp sẽ rút gọn được thời gian và quy trình phỏng vấn ở những vòng sau. Cũng như, không bị bỏ lỡ các ứng viên trông hồ sơ có vẻ đơn giản nhưng lại đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
2.2 Mô hình ASK giúp đánh giá ứng viên khi phỏng vấn
Nếu đã có một mô hình ASK để sàng lọc ứng viên, hãy tận dụng nó làm tiêu chí đánh giá trong vòng phỏng vấn. Trong quy trình này, hãy chú ý làm rõ hơn về biểu hiện hành vi và mức độ đạt điểm của từng kiến thức/kỹ năng/thái độ trong khung năng lực từng vị trí.
2.3 Mô hình ASK giúp đánh giá nhân viên của doanh nghiệp
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng mô hình ASK dùng trong phỏng vấn để chấm điểm lại cho nhân viên đang làm việc trong doanh nghiệp. Đây cũng là cách họ đã thay đổi để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc.
Một số doanh nghiệp coi mô hình ASK là yếu tố quyết định cho thang bậc lương của nhân viên. Nghĩa là, nhân viên càng đạt điểm cao khi đánh giá bằng khung năng lực thì càng có mức lương và lộ trình thăng tiến tốt hơn.
2.4 Mô hình ASK giúp xây dựng lộ trình onboarding và đào tạo nội bộ doanh nghiệp
Bộ phận nhân sự cần dựa vào đâu để xây dựng một lộ trình onboarding hiệu quả cho nhân viên mới? Mô hình ASK chính là những năng lực tiêu biểu mà bộ phận nhân sự chờ đợi ở nhân sự trong công ty.
3. Mô hình ASK trong nhân sự của doanh nghiệp
Một số chuyên gia nhận định: thành công trong công tác quản trị nhân sự là do các tổ chức có mô hình ASK được xác định rõ ràng.
3.1 Định lượng khoảng cách của kỹ năng nhân sự
Những quyết định của nhà lãnh đạo sẽ định hướng tương lai của công ty. Vậy nên, ASK là phương pháp quản lý nhân sự hiệu quả. Mô hình ASK giúp bạn đưa ra dữ liệu đánh giá năng lực và phân tích khoảng cách kỹ năng của nhân sự. Từ đó, có thể đưa ra những quyết định sáng suốt, tự tin điều hướng và phân bổ công việc, con người phù hợp.
3.2 Cải tiến và phát triển
Các nhận thức về xu hướng, kỹ năng mới là cực kỳ quan trọng. Vậy nên, mô hình ASK quyết định đến năng lực của cá nhân nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Xây dựng mô hình ASK giúp thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân viên, tinh gọn bộ máy nhân sự và cải tiến quy trình làm việc.
Lời kết,
Trên đây là những điều cần biết về mô hình ASK. Với sự định hướng và các chỉ tiêu rõ ràng của mô hình này, doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai hàng loạt quy trình trong quản trị nhân sự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét