Chính sách lương thưởng không chỉ tác động đến lợi nhuận ngắn hạn mà còn tác động không nhỏ đến sự phát triển của doanh nghiệp. Cách tính lương theo 3P và KPI đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Vậy ưu điểm và nhược điểm của hai phương pháp này là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
1. Cách tính lương theo KPI
1.1 Ưu điểm của cách tính lương theo KPI
# KPI tác động trực tiếp đến mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
Các chỉ số KPI được xây dựng dựa trên những mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Do đó, khi mỗi cá nhân hiểu rõ và có trách nhiệm với KPI thì họ cũng hướng tới thực thi mục tiêu kinh doanh chung của công ty.
# KPI khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên
Việc theo dõi, đánh giá KPI sẽ ghi nhận sự đóng góp của nhân viên đối với doanh nghiệp, đồng thời, nhắc nhở về những trách nhiệm đã cam kết. Qua đó, nhân viên sẽ không ngừng nỗ lực tiến bộ hơn để hoàn thành công việc.
# KPI có vai trò quyết định với quản trị hiệu suất
Hình thức trả lương theo KPI giúp minh bạch và đơn giản hóa việc quản lý hiệu suất, cho phép mọi người nhìn thấy không chỉ những gì học đang làm mà cả những gì mọi người xung quanh đang làm. \
# KPI thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân
Nhờ cách tính lương theo KPI, các bộ phận có thể dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện công việc tại mọi thời điểm mà không cần chờ đến cuối tháng, cuối quý hay kết thúc dự án. Thường xuyên theo dõi KPI, nhất là trên hệ thống đo lường KPI theo thời gian thực, sẽ giúp trả lời những câu hỏi như cần làm những việc gì, tại sao nên làm, …
1.2 Nhược điểm của cách tính lương theo KPI
- Các chỉ tiêu KPI nếu không được xác định rõ ràng sẽ ảnh hưởng không tốt và thậm chí gây tâm lý hoang mang và chán nản đối với người lao động. Năng suất công việc do vậy mà cũng giảm sút.
- Hiệu quả của KPI sẽ không cao nếu áp dụng nó trong thời gian dài.
- Chỉ số KPI xây dựng không đạt được tiêu chí SMART sẽ ảnh hưởng đến hệ thống quản trị trong doanh nghiệp.
- Để xây dựng hệ thống KPI yêu cầu người thiết lập phải có chuyên môn, hiểu biết về chỉ số KPI. Vậy mới có thể xây dựng và áp dụng một cách khoa học và phù hợp nhất.
- Xây dựng các chỉ tiêu thiếu tính chính xác và tính thực tế dễ khiến các chỉ tiêu đề ra vượt quá năng lực hoàn thành của nhân viên. Dẫn đến kết quả công việc không như ý, gây ảnh hưởng cho toàn bộ hệ thống.
2. Cách tính lương theo 3P
2.1 Ưu điểm của cách tính lương theo 3P
# Lương 3P đảm bảo sự công bằng trong trả lương
Việc sử dụng cách tính lương theo 3P giúp loại bỏ các yếu tố cảm tính, quan hệ cá nhân, tình cảm hay thiên vị. Người lao động sẽ cảm thấy xứng đáng với công sức mình bỏ ra, yên tâm làm việc và cố gắng để nâng cao hiệu suất.
# Lương 3P giúp cân bằng năng lực cạnh tranh của thị trường
Khi một rồi nhiều doanh nghiệp sử dụng cách tính lương theo 3P, nó sẽ tạo nên một xu hướng và quy chuẩn chung cho việc trả lương công bằng. Điều này tác động rất lớn đến uy tín thương hiệu của doanh nghiệp, để thu hút và giữ chân những người có năng lực.
# Lương 3P là đòn bẩy giúp mỗi cá nhân phát triển, nâng cao năng lực tổ chức
Trong hệ thống lương 3P, P3 khuyến khích nhân viên chú trọng đến chất lượng công việc, giảm thiểu rủi ro, sản phẩm lỗi hay bất kỳ hoạt động nào gây thiệt hại cho tổ chức. Từ đó, tăng năng suất của doanh nghiệp và đạt được các mục tiêu đã đề ra.
# Lương 3P là cơ sở quan trọng trong công tác tuyển dụng và đào tạo
Nhờ vào tiêu chuẩn năng lực của mỗi vị trí đã xây dựng, doanh nghiệp thực hiện công tác tuyển chọn gần nhu cầu mong muốn hơn. Những ứng viên đáp ứng nhiều hơn tiêu chuẩn năng lực thì khả năng làm việc sẽ hiệu quả hơn.
# Lương 3P hoàn thiện hệ thống đánh giá KPI
Khi đánh giá dựa trên kết quả công việc, doanh nghiệp có điều kiện quan sát và hoàn thiện bộ chỉ tiêu đánh giá KPI. Điều này không những là cơ sở trả lương cho nhân viên mà còn giúp tổ chức trong công tác quản lý nhân sự kết hợp với việc đạt được các mục tiêu chiến lược của tổ chức.
2.2 Nhược điểm của cách tính lương 3P
- Lương 3P ít nhiều gây nên sự cứng nhắc trong doanh nghiệp.
- Vướng mắc trong vấn đề trả lương theo năng lực và đánh giá thành tích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét