Có thể nói, OKR và KPI là hai công cụ quản trị hiệu suất phổ biến nhất hiện nay. Nghe có vẻ giống nhau như thực ra chúng vẫn có những điểm khác biệt. Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. OKR là gì? KPI là gì?
OKR hay Objectives and Key Results là một phương thức quản lý biến thể của Quản lý theo mục tiêu với mục đích kết nối tổ chức, bộ phận và cá nhân để đảm bảo tất cả mọi thành viên đi theo đúng hướng đã đưa ra.
KPI hay Key Performance Indicators là chỉ số đo lường hiệu suất, hiệu quả và chất lượng thực hiện công việc của mỗi cá nhân hoặc của toàn doanh nghiệp. Nhìn vào KPI chúng ta có thể hiểu rõ một công ty, một đơn vị kinh doanh hay một cá nhân đang thực hiện công việc gì và kết quả thực tế ra sao so với các mục tiêu chiến lược đã đặt ra.
2. Điểm khác nhau giữa OKR và KPI
Thứ nhất, KPI (Key Performance) và KR (Key Result) đều được đo lường bằng số nhưng kết quả then chốt trong KR thường là tham vọng doanh nghiệp muốn vươn tới. Hiểu đơn giản, KR chính là sự kết nối giữa tham vọng và thực tế. Và KPI sẽ đo lường chính xác kết quả của đầu ra hay một giai đoạn của quy trình.
Thứ hai, KPI thường là số liệu chính xác tuyệt đối như doanh số bán hàng, điểm số hài lòng của khách hàng, … Trong đó, KR không dễ dàng đo lường chính xác, đòi hỏi phải có định nghĩa kết quả thế nào là xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu, … Tuy nhiên, những định nghĩa đó đôi khi sẽ mang tính chủ quan.
Thứ ba, KPI thường cố định và ít thay đổi trong thời gian dài. Với KR, chỉ số này có thể tồn tại trong thời gian ngắn, thậm chí chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong một quy trình.
3. Nên lựa chọn OKR hay KPI trong doanh nghiệp?
Thực ra, lựa chọn OKR hay KPI sẽ phụ thuộc vào tình hình, mục tiêu chiến lược, ... của doanh nghiệp. Mỗi phương pháp đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng.
Hiện tại, để đo lường và nâng cao hiệu suất công việc, các nhà quản trị thường nghĩ ngay tới KPI. Nhiều doanh nghiệp đã bỏ rất nhiều chi phí xây dựng và triển khai KPI nhưng kết quả thực hiện không như mong đợi. Sự thất bại này đến từ nhiều nguyên nhân và một trong số đó là doanh nghiệp không xác định được chính xác mục tiêu trong những giai đoạn khác nhau.
Mặt khác, các doanh nghiệp hay các công ty công nghệ cần nhanh chóng thay đổi phạm vi kinh doanh và ra mắt sản phẩm mới nên OKR ngắn hạn sẽ là sự lựa chọn tốt hơn. Bởi đây là lĩnh vực yêu cầu R&D rất cao và phải thay đổi mô hình liên tục để thích ứng với thị trường.
Ngược lại các công ty có định hướng dài hạn, cần đo lường hiệu quả hàng ngày, tuần, tháng, năm nên sử dụng chỉ số KPI. Đặc biệt, doanh nghiệp hoàn toàn có thể kết hợp OKR và KPI với nhau để đo lường hiệu suất hiệu quả nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét