BSC là một hệ thống chỉ số ở tầm chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển bền vững với bốn khía cạnh tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học tập & phát triển.
1. Tổng quan về 4 thước đo trong BSC
1.1 Thước đo tài chính (Financial)
Hiểu đơn giản, BSC giúp doanh nghiệp đo lường và kiểm tra các kết quả về mặt tài chính. Yếu tố tài chính bao gồm chi phí cố định, chi phí khấu hao, lợi nhuận thu về, lợi tức đầu tư, … Mặc dù không phải yếu tố nào cũng dễ dàng đo đếm được nhưng chúng là sự xác nhận cho hiệu quả của một hoạt động nào đó.
1.2 Thước đo khách hàng (Customer)
Sự hài lòng của khách hàng luôn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của một doanh nghiệp. Thước đo khách hàng trong BSC sẽ có vai trò trả lời câu hỏi sau: khách hàng đang thấy doanh nghiệp như thế nào? Từ đó, doang nghiệp dễ dàng đưa ra các mục tiêu và kế hoạch thực hiện tập trung hơn vào độ hài lòng của khách hàng.
1.3 Thước đo quá trình hoạt động nội bộ (Internal Business Processes)
Thước đo quá trình hoạt động nội bộ dựa trên BSC là gì giúp doanh nghiệp tự đánh giá, rà soát và rút ra bài học kinh nghiệm. Nói cách khác, thước đo này giúp đo lường chỉ số trong quá trình trọng tâm trong doanh nghiệp. Ví dụ như hiệu suất, tỉ lệ sai sót, thời gian chu trình, năng lực hoạt động, thời gian phản hồi đơn hàng, thay đổi kỹ thuật, ...
Doanh nghiệp cần rà soát thường xuyên các quy trình nội bộ để xem đâu là bộ phận đã làm tốt và đưa là điều chưa phù hợp. Tiếp theo, hay đưa nhiệm vụ cải thiện các lỗ hổng của quá trình hoạt động nội bộ vào trở thành mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
1.4 Thước đo học tập & phát triển (Learning & Growth)
Một trong những nhân tố quyết định đến nền tảng phát triển doanh nghiệp là chất lượng nguồn nhân lực và công cụ hỗ trợ làm việc. Đặc biệt là không có con số cụ thể và giới hạn nào cho thước đo này bởi mọi nhân tố đều có thể học tập, trau dồi song hành với sự tiến bộ không ngừng của khoa học - công nghệ.
2. Mối quan hệ của các thước đo trong thẻ điểm BSC
Ban đầu, khi xây dựng BSC, bốn thước đo độc lập với nhau và doanh nghiệp có quyền lựa chọn thực hiện hoặc bỏ quả một tiêu chí trong đó. Nhưng thực tế, chúng đều quan trọng như nhau và có sự ảnh hưởng lẫn nhau.
Dựa trên mô hình, quy trình hoàn thiện các thước đo trong BSC được thực hiện từ dưới lên trên (hoặc có thể từ trên xuống dưới). Nghĩa là mỗi thành phần trong mô hình được hoàn thiện bởi một hay nhiều mô hình trước đó.
Cuối cùng, từng yếu tố mục tiêu trong 4 thước đo cũng có thể có mối quan hệ nhân - quả với nhau. Ví dụ: trong thước đo tài chính, việc giảm chi phí và tăng doanh thu đều hướng tới một mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận.
Lời kết: Trên đây là những thông tin cơ bản về Thẻ điểm BSC cũng như bốn thước đo quan trọng tạo nên nó. Mong rằng với bài viết này, bạn đã hiểu hơn về BSC và mối quan hệ giữa các nhân tố là như thế nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét