Thứ Năm, 20 tháng 4, 2023

Top 5 sách nhân sự dành cho người mới bắt đầu bạn nên biết

  Bạn là sinh viên nhân sự mới ra trường hay người mới chuyển ra vị trí HR và bạn đang tìm kiếm những cuốn sách hay để đọc. Vậy thì đừng bỏ qua top 5 quyển sách nhân sự dưới đây nhé!

1. Tương Lai Của Nghề Quản Trị Nhân Sự

Cuốn sách nhân sự này sẽ xem xét các thách thức, xu hướng và nhu cầu sẽ quyết định tương lai của Nhân sự. Đây là một tác phẩm đồng phát hành của John Wiley & Son Inc., và Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực (SHRM). Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực là Hiệp hội lớn nhất trên thế giới tập trung vào vấn đề Quản lý nguồn nhân lực, đại diện cho hơn 190,000 thành viên cá nhân.

"Tương lai của nghề quản trị nhân sự" tập hợp một loạt chuyên gia nổi tiếng trên thế giới lại với nhau, mỗi người viết một bài về tình hình ngành nhân sự ngày nay và những thay đổi sẽ xảy ra trong những năm tiếp theo. 

2. Quản Trị Nguồn Nhân Lực 

“Quản trị nguồn nhân lực” là sách nhân sự cơ bản dành cho những người mới bắt đầu làm nhân sự được viết bởi PGS.TS. Trần Kim Dung. 

Tác phẩm sẽ phù hợp với các giám đốc, nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm tối ưu hóa hoạt động; nhân viên thực thi công việc; các chuyên gia nhân sự tư vấn, hỗ trợ các giám đốc; người lao động không thuộc sự quản lý của nhà quản trị nhân sự.

3. Blog Nhân Sự (quyển 1 và quyển 2)

Sách nhân sự quyển 1 và 2 là tập hợp những bài viết của anh về trải nghiệm nghề nhân sự được chỉnh lại từ hơn nghìn bài trên blognhansu.net. Quyển 1 dành cho các bạn sinh viên nhân sự mới ra trường và Quyển 2 dành cho các anh chị em mới chuyển sang vị trí Hr.

Đây sẽ là những chỉ dẫn khá tốt dành cho mọi người khi đặt câu hỏi muốn tiếp cận nghề như thế nào. Mặc dù, sách viết về chủ đề học thuật nhưng cả 2 quyển được diễn giải theo dạng nhật ký. Cho nên dễ hiểu, dễ đọc và dễ áp dụng.

4. Nguồn Nhân Lực Trong Thời Đại 4.0

Cuốn sách nhân sự của Ravin Jesuthasan & John Boudreau sẽ phân tích bức tranh nghề nghiệp trong tương lai. Mặc dù vậy, hai vị tác giả không đi sâu vào câu hỏi “Những công việc nào sẽ bị thay thế bởi sự tự động hóa” mà đi tìm một phương thức linh hoạt, chính xác và có thể áp dụng được ngay để kết hợp tối ưu giữa con người và máy móc trong tổ chức.

5. Phát Triển Kỹ Năng Lãnh Đạo

Nếu bạn mơ ước trở thành nhà lãnh đạo, John C. Maxwell sẽ giúp bạn phát triển hình ảnh, giá trị và những động lực cần có của một nhà lãnh đạo thành công. Hãy làm giàu kiến thức về lãnh đạo của bạn với “Phát triển kỹ năng lãnh đạo”. Những nguyên tắc mà ông đưa ra sẽ mang đến những thay đổi tích cực trong công việc và cuộc sống của bạn.

Lời kết: Nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu về nhân sự hoặc muốn củng cố kiến thức thì hãy tham khảo top 5 cuốn sách nhân sự này nhé! Sẽ rất hữu ích và thú vị đấy. 

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2023

Review sách Blog nhân sự của tác giả/chuyên gia Nguyễn Hùng Cường

Với sứ mệnh "quản trị tri thức cho cộng đồng nhân sự", Nguyễn Hùng Cường đã bắt đầu và phát triển nhiều dự án ý nghĩa như sách Blog nhân sự hay các khóa học nhân sự. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu về sách "Blog nhân sự" nhé! 

1. Quyển 1 “Nghề nhân sự, liệu có kiếm đủ tiền để xây nhà ở Hà Nội?” và Quyển 2 “Mới chuyển sang vị trí nhân sự nên bắt đầu từ đâu?”

Với quyển 1 và quyển 2, người đọc sẽ được thấy những bài viết của Nguyễn Hùng Cường về trải nghiệm nghề nhân sự được góp nhặt từ hơn nghìn bài trên Blognhansu.net. Sách Blog nhân sự quyển 1 dành cho sinh viên mới vào nghề và quyển 2 sẽ dành cho các anh chị em mới chuyển sang vị trí nhân sự.

Bạn đang tự hỏi “muốn tiếp cận nghề như thế nào” thì đây chính là những chỉ dẫn khá tốt. Mặc dù, sách viết về chủ đề học thuật nhưng cả hai quyển được diễn giải theo dạng nhật ký chứa đựng những băn khoăn, trải nghiệm và suy nghĩ của tác giả trên hành trình làm nghề HR nên dễ hiểu, dễ đọc.

Không chỉ vậy, Sách Blog nhân sự còn dành cho những người muốn nhìn lại con đường nghề, đánh giá lại bản thân và tìm ra những thủ thuật mới khi tiến hành những công việc đã thân thuộc với mình. Nên đọc sách quyển 1 và quyển 2 để chiêm nghiệm và suy ngẫm là một lời khuyên khá tốt với tất cả những ai muốn gắn bó với nghề này. 

2. Quyển 3 “Nghề tuyển người (3T) - Ác mộng nghề Tuyển dụng”

Sách Blog nhân sự quyển 3 là phần 1 của câu chuyện về Nghề tuyển dụng trong doanh nghiệp với các vui buồn, kinh nghiệm và lý thuyết. Mặc dù là truyện nhưng tác giả vẫn phân chia thành 3 chương để người đọc có thể nắm được toàn bộ mạch và sự kết nối giữa thực tế và lý thuyết.

3. Quyển 4 “CEO & Quản trị Nhân sự”

Với quyển 4, tác giả tập hợp hơn 50 bài viết dành cho CEO để tìm hiểu các vấn đề về Quản trị nhân sự. Người đọc sẽ được nhìn một bức tranh lớn tổng thể và sau đó đi vào từng chi tiết của bức tranh đó. Tuy nhiên, CEO không phải là một HRM nên các bài viết khá dễ hiểu và có tính ứng dụng cao.

4. Quyển 5 “Tái tạo Nhân sự - Nâng cấp hệ thống Quản trị hiệu suất tổ chức theo BSC và KPI”

Quyển 5 viết theo dạng blog (tản văn) tập hợp các bài viết. Mỗi bài viết trong đó sẽ giúp người đọc dễ hiểu và giải quyết một vấn đề nào đó. Làm sao để “tái tạo hệ thống Quản trị hiệu suất theo phương pháp BSC mix JD - KPI”? Sách Blog nhân sự quyển 5 sẽ trả lời câu hỏi khó này. 

Lời kết: Mỗi quyển sách sẽ là một chủ đề khác nhau dành cho người làm nhân sự. Bạn có thể tham khảo nếu đang gặp phải những vấn đề nhé! 

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023

MBP là gì? MBP có gì khác với MBO?

Bên cạnh quản trị theo mục tiêu (MBO), quản trị theo quy trình (MBP) cũng là một phương pháp quản lý công việc phổ biến. Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé! 

1. Quản trị theo quy trình (MBP) là gì? 

MBP (Manage by process) hay quản trị theo quá trình là phương pháp quản lý dựa theo việc phân loại cách hoạt động theo các quá trình. Phương pháp MBP giúp các nhà quản trị xây dựng kế hoạch kiểm soát quy trình, kế hoạch kiểm tra, đo lường theo kế hoạch kiểm soát quy trình và kế hoạch kiểm tra thử nghiệm.

Bản chất của phương pháp này là quản lý công việc theo một chu trình đã được phân tích và quy định quản lý kỹ lưỡng. MBP gần như trái ngược với MBO và thực chất đây chính là nền tảng của các hệ thống quản lý chất lượng ISO.

2. Lợi ích của phương pháp MBP 

Thứ nhất, kiểm soát liên tục dòng chảy của công việc và các hoạt động trong doanh nghiệp.

Thứ hai, phát hiện và khắc phục nhanh chóng lỗi sai do thông tin được truyền tải nhanh giữa các bộ phận, phòng ban. 

Thứ ba, tạo điều kiện cho tất cả thành viên trong doanh nghiệp tham gia cải tiến chất lượng.

Thứ tư, các quy trình xử lý công việc tạo điều kiện để áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản trị. 

Thứ năm, xây dựng các tài liệu phục vụ cho doanh nghiệp một cách hệ thống. 

Thứ sáu, kiểm soát được chi tiết việc thực hiện công việc thông qua xây dựng lưu đồ quy trình, xác định các điểm kiểm soát cụ thể. 

3. MBP có gì khác với MBO? 

Quản trị doanh nghiệp nói chung thường phân chia theo hai cách là quản trị theo quy trình (MBP) và quản trị theo mục tiêu (MBO). Bởi vì mỗi cách quản trị đều có những ưu và nhược điểm riêng nên doanh nghiệp thường lựa chọn kết hợp hai phương pháp để đạt được hiệu quả cao. 

Lời kết: Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời câu hỏi MBP là gì, cũng như, chia sẻ cho bạn về mối quan hệ giữa hai phương pháp quản trị MBO và MBP phổ biến trong doanh nghiệp. 

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

Những điều cần biết về MBO (quản lý theo mục tiêu)

MBO là một công cụ quản trị hữu ích bên cạnh BSC hay KPI. Trong bài viết này cùng tìm hiểu về MBO xem có gì thú vị nhé! 

1. Khái niệm quản trị theo mục tiêu (MBO) 

Quản trị theo mục tiêu/quản lý theo mục tiêu trong tiếng Anh là Management By Objectives (viết tắt "MBO"). Nghĩa là quản trị thông qua việc xác định mục tiêu cho từng nhân viên và hướng hoạt động cho người lao động vào việc thực hiện để đạt được các mục tiêu đã được thiết lập.

Nhìn chung, MBO là một hệ thống quản trị liên kết mục tiêu của tổ chức với kết quả công việc của từng cá nhân và sự phát triển của tổ chức với sự tham gia của tất cả các cấp bậc quản trị. 

2. Mục đích của MBO là gì? 

Mục tiêu của MBO là gia tăng kết quả hoạt động của tổ chức bằng việc đạt được các mục tiêu của tổ chức thông qua mục tiêu của nhân viên. Không chỉ vậy, MBO khuyến khích việc mở rộng sự tham gia của mọi thành viên trong quá trình xác định mục tiêu làm việc thay vì chỉ có một số ít lãnh đạo cấp cao. 

Nhân viên không chỉ hiểu rõ những mục tiêu, định hướng của doanh nghiệp mà còn nhân thức rõ vai trò và trách nhiệm của họ trong quá trình đạt được mục tiêu. Cũng như, có quyền lựa chọn hành động và mục tiêu nên họ có nhiều khả năng để thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. \


3. Lợi ích và hạn chế của MBO (quản lý theo mục tiêu) 

3.1 Lợi ích của MBO 

# Thúc đẩy việc lập kế hoạch 

Thực hiện công tác quản lý theo MBO giúp doanh nghiệp xác định chính xác mục tiêu và phát triển đúng hướng. Bên cạnh đó, các mục tiêu quản lý thúc đẩy nhà quản trị quan tâm đến kết quả hơn cách làm việc như thế nào. 

# Tạo ra cam kết và động lực 

Tất cả cấp dưới được yêu cầu tham gia vào quá trình thiết lập công cụ đánh giá định hướng và hiệu suất. Điều này giúp doanh nghiệp đi đúng hướng hơn và có sự cam kết, đồng thuận giữa các bộ phận. Từ đó, công việc trở nên hiệu quả hơn. 

# Nâng cao tinh thần cộng tác

MBO giúp tổ chức xác định điều hướng mục tiêu cá nhân tới các mục tiêu chung. Để tạo và xác thực các hiệu ứng, mỗi cá nhân phải có vai trò nhất định trong doanh nghiệp. Nhờ vậy, các công ty có thể dễ dàng kết nối phòng ban, bộ phận khác nhau để nâng cao hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp. 



# Đánh giá và kiểm định công bằng

Quản trị theo mục tiêu giúp doanh nghiệp dễ dành đánh giá hiệu suất của mỗi thành viên dựa theo định hướng công việc. MBO cũng cho phép các tổ chức đánh giá công bằng theo kết quả khách quan và thực tế. 

# Nâng cao nhân sự 

Bên cạnh đó, MBO thúc đẩy quản lý và phát triển nhân viên tự học hỏi. Khi sử dụng cách tiếp cận này, nhà quản trị sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệp và tư duy cũng sẽ thay đổi theo. Vì vậy, quyền kiểm soát và điều hành sẽ được nâng cao. 

3.2 Hạn chế của MBO 

Dưới đây là một số nhược điểm của MBO: 

- Sự thay đổi của môi trường có thể dẫn tới mục tiêu đã được thiết lập không còn phù hợp và phải thay đổi liên tục. 

- Sẽ tốn thời gian do việc xác định mục tiêu phải đạt trên cơ sở đồng thuận ở mỗi cấp độ quản trị. 

- Những hạn chế bởi vì tính cứng nhắc của tổ chức do ngần ngại hay thay đổi mục tiêu.

- Gặp khó khăn khi xác định mục tiêu và yêu cầu cho những công việc hay vị trí công việc cao cấp, những công việc khó định lượng hiệu quả như tham mưu, tư vấn, …